Thực hiện Kế hoạch số 203/KH-UBND ngày 13/6/2024 của Ủy ban nhân dân huyện Ứng Hòa về việc Tiếp tục nâng cao Chỉ số Cải cách hành chính - PAR INDEX, Chỉ số Hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước - SIPAS và Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh - PAPI năm 2024 trên địa bàn huyện Ứng Hòa;
Ngày 16/7/2024, UBND xã Hòa Phú ban hành Kế hoạch số 93/KH - UBND về thông tin tuyên truyền tiếp tục nâng cao Chỉ số Cải cách hành chính - PAR INDEX, Chỉ số Hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước - SIPAS và Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh - PAPI năm 2024 trên địa bàn xã Hòa Phú với những nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức đối với hiệu quả hoạt động của chính quyền từ xã đến thôn; nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân; góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm trong xây dựng nền hành chính phục vụ, quản trị hiệu quả và chủ động đáp ứng nhu cầu của người dân.
- Tăng cường sự hiểu biết của người dân, tổ chức từ đó phát huy sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân vào quá trình xây dựng, thực thi và giám sát việc thực thi chính sách.
- Gắn trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính thuộc xã. Góp phần từng bước cải thiện, nâng cao vị trí xếp hạng của chỉ số PARINDEX; SIPAS và chỉ số PAPI của thành phố Hà Nội nói chung; phấn đấu chỉ số PARINDEX; PAPI và SIPAS của thành phố Hà nội năm 2024 cao hơn mức trung bình của cả nước.
2. Yêu cầu
- Triển khai công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến nội dung thuộc tiêu chí đánh giá của Chỉ số PAR INDER; Chỉ số PAPI, Chỉ số SIPAS trên địa bàn xã thiết thực, hiệu quả.
- Nội dung thông tin, tuyên truyền phù hợp với mỗi đối tượng, khu vực; tổ chức tuyên truyền thường xuyên, liên tục, kịp thời.
II. NỘI DUNG
1. Nội dung tuyên truyền
- Tuyên truyền các nội dung Cải thiện nâng cao Chỉ số PAR INDER gồm:
+ Các nội dung về công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính; Cải cách tổ chức bộ máy; Cải cách chế độ công vụ.
+ Cải cách thể chế.
+ Cải cách thủ tục hành chính.
+ Cải cách tài chính công.
+ Xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số.
- Tuyền truyền nâng cao nhận thức trong các cấp lãnh đạo từ xã đến cơ sở về ý nghĩa, bản chất của Chỉ số PAPI, những lợi ích của Chỉ số mang lại đối với công tác điều hành của chính quyền các cấp.
- Tuyên truyền nội dung 05 yếu tố đo lường của Chỉ số SIPAS gồm: Tiếp cận dịch vụ hành chính công; Thủ tục hành chính; Công chức trực tiếp giải quyết TTHC; Kết quả cung ứng dịch vụ công; Việc tiếp nhận, giải quyết góp ý, phản ánh, kiến nghị và thực hiện thông qua Phiếu điều tra đối với cá nhân, người đại diện tổ chức đã trực tiếp giao dịch, giải quyết và nhận kết quả giải quyết TTHC.
- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền để các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tiếp tục nâng cao chỉ số sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS); Đồng thời duy trì chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX); Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công (PAPI) hướng tới cải thiện hiệu quả phục vụ nhân dân của chính quyền địa phương nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của nhân dân thông qua việc tạo cơ hội cho người dân tham gia đánh giá hiệu quả hoạt động của chính quyền, vận động chính quyền cải thiện cung cách phục vụ nhân dân; thúc đẩy việc tự đánh giá để đổi mới, tạo tập quán cạnh tranh lành mạnh và văn hóa học hỏi kinh nghiệm giữa các chính quyền địa phương.
- Phổ biến những nỗ lực của các cấp, các ngành, các đơn vị trong vận hành chính quyền, thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn; những thành quả trong phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, huyện và địa phương; quan điểm, thái độ, quyết tâm và kết quả của Thành phố, Huyện đã đạt được trong thực hiện an sinh xã hội, dịch vụ công, bảo vệ môi trường, trách nhiệm giải trình của chính quyền,...
2. Hình thức tuyên truyền
- Tiếp tục triển khai các hình thức thông tin, tuyên truyền truyền thống, trực quan hệ thống truyền thanh, pano, khẩu hiệu, bảng tin, tờ rơi, tập gấp,...); tuyên truyền trực tiếp tại các hội nghị, hội họp, tiếp xúc cử tri, sinh hoạt của các tổ chức xã hội, thông qua cán bộ thôn, qua Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính,...) đồng thời khai thác các hình thức tuyên truyền hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin như: Cổng thông tin điện tử xã; Trang thông tin điện tử; các trang mạng xã hội Zalo, Facebook,...).
- Tăng cường thời lượng truyền thông, tần suất truyền thông tới cộng đồng, tới các khu vực dân cư, tới tận người dân.
- Chú trọng công tác tuyên truyền tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính của xã.
- Chủ động về thời điểm thông tin tuyên truyền, nội dung tuyên truyền, tạo điều kiện thuận lợi để người dân kịp thời, dễ dàng tiếp cận thông tin chính thống; chỉ dẫn cách thức, địa điểm, thời gian tiếp cận thông tin; hướng dẫn người dân xử lý thông tin.
Xã Hòa Phú bằng nhiều hình thức thông tin tuyên truyền từ trên hệ thống truyền thanh, các Trang thông tin điện tử, trang Zalo OA... đã tuyên truyền tới cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân trong xã về Chỉ số PAR INDER; Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI); Chỉ số Hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) của thành phố Hà Nội và dịch vụ công trực tuyến; cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông của Thành phố; đồng thời thông qua các hội nghị tuyên truyền tới từng người dân nắm bắt sâu hơn về các chỉ số trên.
Thông qua việc triển khai thực hiện công tác tuyên truyền đã giúp nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và đội ngũ cán bộ, công chức xã Hòa Phú đã chủ động, tích cực tham gia thực hiện cải cách hành chính; nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công vụ, quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức; tăng cường sự hiểu biết của nhân dân .. góp phần chung tay xây dựng nền hành chính Thủ đô thực sự chuyên nghiệp, hiện đại, vì dân./.