Ngày 05/02/2025 UBND xã Hòa Phú đã ban hành kế hoạch số 23/KH-UBND về CCHC xã Hòa phú năm 2025 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tiếp tục phối hợp triển khai thực hiện kiện toàn, tinh gọn bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương đảm bảo đồng bộ, hiện đại, hoạt động thông suốt, minh bạch và hiệu quả; có năng lực, đáp ứng phục vụ người dân, tổ chức và doanh nghiệp ngày một tốt hơn.
- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, hành chính, nâng cao trách nhiệm giải trình và trách nhiệm giải quyết công việc của đội ngũ cán bộ, công chức, trong cơ quan.
- Cải thiện và nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính của cơ quan nhà nước (SIPAS) của xã.
2. Yêu cầu
- Xác định trọng tâm cải cách hành chính (CCHC) là cải cách thủ tục hành chính (TTHC), cải cách tổ chức bộ máy gắn với đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số; công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước.
- CCHC gắn với thực hiện nghiêm túc chủ đề công tác năm 2025 của Thành phố "Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển" và lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm CCHC, sự hài lòng phục vụ người dân, doanh nghiệp là thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước.
- Tiếp tục quán triệt thực hiện phương châm 5 dễ "dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, dễ đánh giá, dễ kiểm tra, giám sát" trong triển khai tổ chức thực hiện Kế hoạch.
- Bố trí đủ nguồn lực, kinh phí và triển khai đúng, đủ, toàn diện, đồng bộ, hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
II. CHỈ TIÊU VÀ NỘI DUNG
1. Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC
1.1. Chỉ tiêu
- Duy trì, phấn đấu nâng cao chất lượng, nâng hạng Chỉ số CCHC - PARINDEX của xã so với năm 2025 nói riêng và góp phần nâng cao chỉ số CCHC của huyện nói chung.
- Duy trì mức độ hài lòng của người dân, tổ chức và doanh nghiệp về giải quyết TTHC của xã đạt tối thiểu 90%.
- 100% các phản ánh, kiến nghị của người dân, tổ chức về TTHC, quy định hành chính được tiếp nhận, xử lý và thông báo kết quả giải quyết kịp thời theo quy định, đồng thời cập nhật, công khai trên ứng dụng IHanoi, trang thông tin điện tử của xã.
1.2. Nội dung, nhiệm vụ
- Kế hoạch CCHC, Kế hoạch Cải thiện khắc phục Chỉ số SIPAS, PAR INDEX, Kế hoạch của Ban Chỉ đạo CCHC, Chuyển đổi số và Đề án 06 xã đảm bảo rõ người, rõ việc, rõ chỉ tiêu, rõ nhiệm vụ, rõ kết quả (sản phẩm) đầu ra, rõ thời gian hoàn thành, rõ đánh giá kết quả thực hiện; đồng thời xác định rõ trách nhiệm công chức chuyên môn chủ trì tham mưu và lãnh đạo UBND xã phụ trách trong từng chỉ tiêu, nội dung công việc và nhiệm vụ.
- Tăng cường quán triệt, đẩy mạnh truyền thông, tuyên truyền về công tác CCHC, xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số; đổi mới nội dung, mở rộng hình thức tuyên truyền, chú trọng tuyên truyền những thành tựu, sáng kiến, kinh nghiệm, cách làm hay trong công tác CCHC, những việc làm cụ thể, hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực của chính quyền xã với người dân, tổ chức và doanh nghiệp (sử dụng ứng dụng IHaNoi, thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ công trực tuyến, giao thông thông minh, y tế thông minh, giáo dục thông minh, các cảnh báo thông minh về ô nhiễm môi trường, thời tiết, trật tự an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, các dịch vụ an sinh xã hội,...).
- Xây dựng và triển khai Chuyên trang CCHC của xã; ban hành Quy chế, Quyết định thành lập Ban Biên tập và cập nhật thường xuyên thông tin CCHC trên chuyên trang.
- Đổi mới phương thức hoạt động của Ban Chỉ đạo CCHC, Chuyển đổi số và Đề án 06 huyện đảm bảo trọng tâm, trọng điểm, xuyên suốt, kịp thời.
- Tăng cường trách nhiệm giải trình và trách nhiệm người đứng đầu trong tiếp nhận, xử lý công việc; công khai, minh bạch kết quả xử lý các phản ánh, kiến nghị của người dân, tổ chức theo quy định pháp luật.
- Chủ động tìm kiếm, phát hiện và nhân rộng các mô hình, giải pháp, cách làm hay hiệu quả trong công tác CCHC.
- Đổi mới hoạt động kiểm tra CCHC, chuyển đổi số và Đề án 06.
- Đảm bảo tổ chức triển khai hiệu quả, kịp thời các nhiệm vụ huyện giao; đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện các nhiệm vụ của Thành phố, của huyện giao đối với xã.
2. Cải cách thể chế
2.1. Chỉ tiêu
- 100% các văn bản hướng dẫn, thi hành, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước phải được rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế phù hợp, kịp thời theo quy định của Đảng, pháp luật hiện hành.
- Phấn đấu 100% các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, công chức và người dân.
2.2. Nội dung, nhiệm vụ
- Tập trung rà soát, hoàn thiện và cập nhật kịp thời hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) của xã đảm bảo đúng quy định và phù hợp với thực tiễn của xã.
- Thực hiện tốt và hiệu quả việc kiểm tra thực hiện văn bản quy phạm pháp luật của xã. Tăng cường rà soát, kiểm tra, tự kiểm tra và hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật theo quy định, bảo đảm tính đồng bộ, cụ thể, hợp hiến, hợp pháp và khả thi của các văn bản quy phạm pháp luật. Nâng cao tính chủ động, hiệu quả trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm kịp thời, theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
- Tăng cường thực hiện việc xem xét, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật, kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật; tổ chức thi hành có hiệu quả văn bản pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực phụ trách.
- Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức về các quy định phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để cán bộ, công chức, viên chức và người dân thực hiện.
3. Cải cách TTHC và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông
3.1. Chỉ tiêu
- Phấn đấu 100% số hồ sơ TTHC được trả kết quả giải quyết đúng hạn, trước hạn. Riêng lĩnh vực Đất đai đạt tối thiểu 99% số hồ sơ TTHC được giải quyết đúng hạn.
- Phấn đấu 100% kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực theo quy định tại Nghị định 45/2020/NĐ-CP của Chính phủ của các cấp chính quyền được số hóa đảm bảo việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử.
- Phối hợp các cơ quan có liên quan thực hiện phấn đấu 100% tỷ lệ TTHC đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình và đủ điều kiện được tích hợp trên cổng dịch vụ công quốc gia theo yêu cầu, lộ trình của Thành phố.
- Phấn đấu 100% tỷ lệ hồ sơ TTHC được xử lý hoàn toàn trực tuyến.
3.2. Nội dung, nhiệm vụ
- Tiếp tục rà soát, đề xuất đơn giản hóa các TTHC, các quy định hành chính, TTHC nội bộ theo yêu cầu Kế hoạch số 286/KH-UBND ngày 14/12/2021 và Kế hoạch số 288/KH-UBND ngày 14/12/2021 của UBND Thành phố; Kế hoạch số 281/KH-UBND ngày 28/10/2022 của UBND Thành phố và Kế hoạch công tác hàng năm.
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả việc ủy quyền giải quyết TTHC, TTHC nội bộ theo yêu cầu tại Nghị quyết 20/NQ-HĐND ngày 06/7/2023 của HĐND Thành phố; đồng thời tăng cường kiểm tra, kiểm soát và đánh giá kết quả thực hiện ủy quyền để điều chỉnh phù hợp gắn với xây dựng quy trình giải quyết TTHC, TTHC nội bộ.
- Nghiên cứu, áp dụng các mô hình sáng kiến trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, các nội dung về tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC không phụ thuộc vào địa giới hành chính trên cơ sở ứng dụng CNTT và đề xuất tổ chức triển khai thực hiện.
- Tăng cường kiểm soát hiệu quả cơ chế phối hợp liên thông giữa các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện các TTHC, các quy định hành chính, TTHC nội bộ.
- Thực hiện đúng, đủ, kịp thời quy định công khai, minh bạch, rõ ràng danh mục, yêu cầu, điều kiện các quy định hành chính, TTHC trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; khuyến khích mở rộng, cung cấp thông tin TTHC qua các kênh báo, đài, các trang mạng xã hội và các hình thức phù hợp khác.
- Người đứng đầu các cấp định kỳ ít nhất 6 tháng/lần tổ chức đối thoại với cá nhân, tổ chức, người dân về TTHC, giải quyết TTHC theo quy định tại Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 10/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ; kịp thời có biện pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn.
4. Cải cách tổ chức bộ máy
4.1. Chỉ tiêu
- Tiếp tục phối hợp thực hiện giảm tối thiểu từ 15 đến 20% đầu mối tổ chức bên trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2015.
- Phối hợp thực hiện hoàn thành chỉ tiêu tinh giản biên chế 5% cán bộ, công chức và ít nhất 10% biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách so với năm 2021.
4.2 Nội dung, nhiệm vụ
- Tiếp tục phối hợp thực hiệnsắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương, đảm bảo bộ máy "Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả".
- Triển khai mô hình chính quyền đô thị theo quy định của Luật Thủ đô kể từ ngày 01/01/2025.
- Phối hợp tổ chức sắp xếp, tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức ở các xã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025.
5. Cải cách chế độ công vụ
5.1. Chỉ tiêu
- 100% cán bộ, công chức được tập huấn, bồi dưỡng về công tác CCHC, tập trung bồi dưỡng kỹ năng số, kỹ năng giao tiếp trên không gian mạng, qua kênh phản ánh, kiến nghị trực tuyến, điện thoại, email; 30% cán bộ, công chức được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích và xử lý dữ liệu.
- 100% cán bộ, công chức được đánh giá chất lượng hiệu quả thực hiện công việc.
- 100% cán bộ, công chức thuộc diện chuyển đổi vị trí công tác theo Nghị định 59/2019/NĐ-CP ngày 01/9/2019 của Chính phủ phải được thực hiện nghiêm túc theo quy định.
- 100% cán bộ, công chức, viên chức được rà soát, bố trí theo vị trí việc làm được UBND Thành phố phê duyệt.
5.2. Nội dung, nhiệm vụ
- Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, xây dựng đề án vị trí việc làm trong cơ quan theo Nghị định 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020 và Nghị định 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ đảm bảo phù hợp khung danh mục vị trí việc làm theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ, UBND Thành phố và theo thực tiễn quản lý để đề án vị trí việc làm thực sự phát huy hiệu quả.
- Triển khai hiệu quả Đề án của UBND Thành phố về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030.
- Thực hiện nghiêm việc chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức theo theo Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ, Quy định 07-QĐ/TU ngày 17/11/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy và Kế hoạch số 134/KH-UBND ngày 28/5/2022 của UBND Thành phố, đặc biệt liên quan các lĩnh vực: Đất đai - Môi trường, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Kế hoạch đầu tư, Quy hoạch, Xây dựng, Tài chính.
- Tiếp tục thực hiện đánh giá, xếp loại hàng tháng đối với cán bộ, công chức theo hướng thực chất và hiệu quả; thực hiện nghiêm việc đánh giá, xếp loại hàng tháng đối với CBCC, người lao động thuộc UBND xã, làm rõ trách nhiệm đối với các tồn tại hạn chế tại lĩnh vực phụ trách.
- Thực hiện nghiêm và chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính gắn với tăng cường quán triệt Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 07/8/2023 của Thành ủy về tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội.
6. Cải cách tài chính công
6.1. Chỉ tiêu
- Phấn đấu năm 2025, tỷ trọng chi thường xuyên ở mức dưới 50% tổng chi ngân sách; hàng năm 100% vốn đầu tư được phân bổ kịp thời, tuân thủ đúng nguyên tắc, quy định.
- 100% cán bộ, công chức được hưởng chế độ chính sách chi thu nhập tăng thêm theo Luật thủ đô.
6.2. Nội dung, nhiệm vụ
- Tập trung xây dựng và triển khai hiệu quả cơ chế chính sách triển khai thi hành Luật thủ đô.
- Xây dựng các giải pháp đảm bảo thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo 100% vốn đầu tư được phân bổ kịp thời, tuân thủ đúng nguyên tắc, quy định.
- Thực hiện hiệu quả cơ chế khoán kinh phí quản lý hành chính; thực hiện các biện pháp sử dụng tiết kiệm chi thường xuyên, có lộ trình phù hợp nâng cao mức khoán chi và tăng thu nhập cho đội ngũ cán bộ, công chức.
- Thực hiện đầy đủ các kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước về tài chính, ngân sách; sử dụng có hiệu quả tài sản công, kinh phí từ ngân sách nhà nước.
- Thực hiện đúng, đủ các quy định công khai, minh bạch về tài chính, quyết toán và dự toán ngân sách hàng năm theo quy định.
- Triển khai thực hiện Nghị quyết của HĐND Thành phố về chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức.
7. Xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số
7.1. Chỉ tiêu
- Phấn đấu 100% hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan nhà nước được thực hiện trên nền tảng quản trị công việc tổng thể.
- 100% hồ sơ công việc tại các bộ phân chuyên môn được xử lý trên môi trường mạng.
- Trên 60% các cuộc họp được cắt giảm thời gian họp, giảm tối đa sử dụng tài liệu giấy thông qua hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Thành phố trên cơ sở hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
- 100% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) được thực hiện trên Hệ thống thông tin báo cáo của Thành phố phục vụ hiệu quả hoạt dộng quản lý, điều hành của UBND xã, Chủ tịch UBND xã.
- Phấn đấu tối thiểu 80% tài liệu lưu trữ tại UBND xã được tạo lập dưới dạng điện tử theo quy định.
- Phấn đấu 100% hệ thống cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ điện tử thuộc nguồn nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử Thành phố được tích hợp vào Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ điện tử tại Lưu trữ lịch sử Thành phố.
- Thực hiện quy trình khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ trong môi trường mạng (trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác).
7.2. Nội dung, nhiệm vụ
- Triển khai hiệu quả Nghị quyết số 18/NQ-TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy và Kế hoạch 239/KH-UBND ngày 27/9/2023 của UBND Thành phố về chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trọng tâm là phát triển chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động phục vụ người dân, tổ chức và doanh nghiệp.
- Phát triển hạ tầng số, hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT), hạ tầng dữ liệu,… kết nối liên thông, đồng bộ và thống nhất, phục vụ triển khai Chính quyền điện tử, xây dựng Chính quyền số, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số, xây dựng Thành phố thông minh.
- Ứng dụng CNTT vào đổi mới phương thức làm việc, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động; giảm chi phí và thời gian xử lý công việc.
- Phối hợp vận hành duy trì, ổn định Hệ thống thông tin tiếp nhận, giải quyết TTHC của Thành phố để phục vụ người dân và doanh nghiệp.
- Duy trì và tổ chức thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 gắn với đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Với sự nỗ lực quyết tâm của cán bộ, công chức xã Hòa Phú đặc biệt là của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND xã, Hòa Phú đã nhiều năm liền luôn đứng đầu toàn huyện về chỉ số Cải cách hành chính. Năm 2025 này, là năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của dân tộc, đất nước bước vào kỉ nguyên mới. Đảng bộ, chính quyền xã Hòa Phú quyết tâm đoàn kết phát huy những thành tựu đã đạt được, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2025 xây dựng xã Hòa Phú giàu đẹp văn minh, nghĩa tình và hiện đại./.